Màn hình IPS là gì, cách phân biệt IPS với nền TN

Trong các loại màn hình máy tính, màn hình chơi game và màn hình đồ họa là 2 vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi vì hai đối tượng này chính là những đối tượng có những yêu cầu khắc khe nhất về khả năng hiển thị của màn hình. Đối với game thủ thì cần một chiếc màn hình có tần số cực lớn để đáp ứng những chuyển động cực kì cao trong game.

Trong khi đó đối với những người làm đồ họa thì lại cần màn hình có khả năng hiển thị tốt nhất. Chắc hẳn bạn cũng nghe rằng tấm TN dùng cho game thủ, còn IPS dùng cho đồ họa. Nhưng có lẻ đó mọi người vẫn chưa hiểu rõ về 2 tấm nền này thật sự khác nhau ở chổ nào. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn hơn nhé!

TN là gì?

Kết quả hình ảnh cho màn hình ips và tn

Màn hình TN (Twisted Nematic) là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện trên thị trường từ khá lâu về trước. Với giá thành sản xuất rẻ màn hình TN từng rất phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop thậm chí là cả tivi.

Nhược điểm:

Màu sắc khá kém. Độ tương phản thấp Góc nhìn rất hạn chế

Ưu điểm:

Tuy màn TN có lẻ là không phải là màn hình tốt nhất về màu sắc,nhưng TN lại được ưu điểm khá vượt trội đó là thời gian tác động nhanh nhất trong các tấm nền màn hình LCD trên thị trường hiện nay.

Xem thêm: Màn hình LCD là gì? Cấu tạo màn hình lcd

IPS là gì?

Còn về tấm nền IPS viết tắt của từ in-plane switching từ lâu đã không còn quá xa lạ với những ai yêu công nghệ. Đây là công nghệ hình ảnh được áp dụng trên các màn hình LCD. IPS được phát triển để khắc phục những hạn chế của màn hình TN(twisted nematic field effect).

Đối với tấm nền IPS cũng giống như tấm nền LCD nhưng điểm khác biệt ở lớp tinh thể lỏng được xếp thành hàng ngang song song với 2 lớp phân phía trên và dưới thay vì nằm vuông góc như LCD trong những thập niên 1980 và nửa đầu 1990. 

Ý tưởng về công nghệ IPS đã được bắt đầu được nghiên cứu từ cách đây hơn 40 năm. Ngay từ năm 1974, đã có một bằng sáng chế được cấp cho ý tưởng sắp xếp các điện cực để tạo ra một điện trường song song với các tấm nền thủy tinh, tuy nhiên tại thời điểm đó, các nhà phát minh vẫn chưa thể tìm được cách áp dụng kỹ thuật này vào màn hình LCD.

Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, đến năm 1996, công nghệ IPS mới được chính thức hoàn thiện bởi công ty Hitachi (Nhật Bản). Ngay sau đó, LG cùng nhiều công ty lớn khác ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đã tiếp nhận và bắt đầu sử dụng công nghệ này. Đây chính là thời điểm bắt đầu của kỷ nguyên màn hình IPS.

 Ưu điểm:

Màn hình có góc nhìn rộng, không bị biến đổi quá nhiều khi nhìn ở góc hẹp. Màu sắc trên màn hình IPS có độ chính xác cao và trung thực Độ tương phản cao. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời màn hình vẫn dễ đọc hơn OLED.

Xem thêm: Color gamut – Độ bao phủ màu là gì?

Nhược điểm:

Màn hình dày hơn so với OLED Tiêu tốn năng lượng điện hơn khoảng 15% so với tấm nền TN. Tấm nền IPS có thời gian đáp ứng lâu hơn TN Khả năng chịu lực kém. Do quy trình sản xuất phức tạp nên giá thành cũng khá cao

Cùng với sự xuất hiện của những công nghệ màn hình mới như OLED hay AMOLED với thiết kế mỏng hơn, chịu lực tốt hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn, màn hình IPS đã không còn chiếm giữ được ưu thế tuyệt đối như trước nữa. Tuy vậy, hiện nay, loại màn hình này vẫn cực kỳ phổ biến trên các thiết bị smartphone, máy tính bảng và laptop từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. 

Apple vẫn duy trì việc sử dụng công nghệ IPS trên những mẫu iPhone của mình, ngoài ra những thương hiệu điện thoại còn rất “trung thành” với IPS có thể kể đến bao gồm LG, Sony, OPPO, Nokia hay Asus… 

Với mức độ phổ biến như hiện nay, tương lai của màn hình IPS chắn chắn sẽ còn được đảm bảo trong nhiều năm tiếp theo.

Cách nhận biết giữa nền IPS và TN:

Kết quả hình ảnh cho màn hình ips và tn

Mắt thường, sự cảm nhận bên ngoài:

Cách để phân biệt IPS và nền TN cũng không quá khó. Cách dễ nhất đó chính là mắt của chúng ta, bằng sự trãi nghiệm, cảm nhân thì bạn cũng có thể nhận biết được đâu là tấm nền IPS và đâu là nền thường. Đối với nền IPS thì có màu sắc đẹp, tươi sáng, không bị hiện tượng sương mù.

Các góc nhìn rộng, có thể lên đến 178 độ nhưng màu sắc hình ảnh không bị biến đổi quá nhiều so với nền thường. Tuy nhiên đối với cách này cũng không mấy tối ưu bởi vì có rất nhiều sản phẩm ngoài thị trường bản thân là nền thường nhưng phần thông số lại là tấm nền IPS.

Dùng check sevice tag máy:

Vì vậy để chính xác hơn trong việc chọn lựa chúng ta có thể dùng cách là Check Sevice Tag của máy trên trang chủ của hãng và bạn vào phần thông tin sản phẩm để có thể xem một cách chính xác và an tâm với sản phẩm mình lựa chọn.      

Bình luận (2 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.