Chip Intel là gì? Trong các loại chip laptop thì dòng chip này có gì nổi bật mà trở thành hãng chip dẫn đầu thị trường trong nhiều thập kỷ qua. Các dòng chip Intel xuất hiện hầu hết trên các dòng laptop nổi tiếng của Dell, Apple, Lenovo, Asus,… Dù có mặt trên thị trường đã nhiều năm, bên cạnh những ưu điểm thì chip Intel vẫn có một số nhược điểm cần phải xem xét. Hãy cùng Máy Xấu Giá Cao tìm hiểu chi tiết hơn về CPU Intel trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tổng quan về chip Intel
1.1 Chip Intel là gì?
Chip Intel là một loại cpu có công dụng xử lý dữ liệu theo chương trình đã được lập trình sẵn được tập đoàn Intel chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất.
Xem thêm: Core là gì?
Tập đoàn Intel là nhà sản xuất bộ vi xử lý PC nổi tiếng nhất trên thế giới, sở hữu bằng sáng chế kiến trúc CPU x86. Tập đoàn được thành lập vào năm 1968 bởi Gordon Moore (người sáng lập định luật Moores) và Robert Noyce (người đồng sáng chế vi mạch). Trụ sở chính của công ty được đặt tại Santa Clara, California.
Hiện nay, chip amd là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Intel.
1.2 Ưu – nhược điểm của chip Intel
Để đánh giá chi tiết hơn, hãy cùng điểm qua những ưu và nhược điểm của dòng chip này:
Ưu điểm:
- Khả năng tương thích: Dòng chip Intel được cung cấp rộng rãi, tương thích với nhiều dòng máy tính, PC khác nhau.
- Điện năng tiêu thụ thấp: CPU Intel không tiêu tốn nhiều năng lượng như những dòng CPU khác.
- Tạo nhiệt ít hơn các CPU khác: Do tiêu thụ năng lượng ít hơn nên CPU Intel cũng ít tỏa nhiệt hơn.
- Năng lượng sản xuất lớn: Intel có 15 nhà máy phát triển CPU toàn cầu. CPU của họ được cung cấp rộng rãi và được sử dụng với nhiều dòng máy tính.
- Đồ họa tích hợp: Các dòng chip Intel được trang bị đồ họa HD hoặc Iris. Nghĩa là máy vẫn có thể xử lý tốt hình ảnh, đồ họa mà không cần đến GPU.
Nhược điểm:
- Máy tính để bàn tiêu thụ điện năng cao hơn: Máy tính để bàn thường tiêu tốn nhiều năng lượng, tỏa nhiệt cao, hệ thống làm mát làm việc nhiều hơn dẫn đến tiêu tốn điện năng.
- Bộ vi xử lý càng mạnh, nhiệt lượng càng tăng cao: Dù bất kỳ dòng CPU nào thì đều có nhược điểm này. Bộ xử lý mạnh nghĩa là chúng phải làm việc nhiều hơn, nhiệt lượng cao và tiêu tốn nhiều năng lượng.
- Giá cả: Intel là thương hiệu CPU nổi tiếng toàn thế giới. Do đó, mức giá của chip Intel cũng khá cao trên thị trường. Tuy nhiên, Intel cũng cung cấp nhiều phân khúc chip với mức giá đa dạng từ thấp đến cao.
2. Các dòng CPU Intel hiện nay
2.1 Chip CPU Intel Pentium
CPU Intel Pentium được cho ra mắt năm 2000. Dòng CPU này đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, không chuyên. Máy thường có 2 nhân; xung nhịp từ 1.1 ~ 3.5 GHz. CPU Intel Pentium không hỗ trợ siêu phân luồng hay công nghệ Turbo Boost. Từ thế hệ thứ 4 (Haswell), CPU được nâng cấp cả về hiện năng lẫn khả năng tiết kiệm năng lượng.
Xem thêm: CPU nào tốt nhất ryzen và core i
Intel Pentium 4 Extreme Edition (P4EE) là dòng nổi bật nhất với những đặc điểm như sau:
- Được sản xuất trên công nghệ 0,13 µm.
- Bus hệ thống: 800MHz.
- Bộ nhớ đệm L2 512KB, L3 2MB.
- Sử dụng socket 478 & 775 LGA.
2.2 Chip CPU Intel Celeron
Chip CPU Intel Celeron được xem là phiên bản rút gọn của Pentium và có mức giá thành rẻ hơn. Dòng chip này dùng để xử lý những tác vụ cơ bản nhất soạn văn bản, gửi email, lướt web, xem phim… khi chạy các ứng dụng nặng hơn thì tốc độ máy sẽ chậm hơn Pentium khoảng 1.5 – 2 lần. Hiện nay Celeron đã được nâng cấp lên phiên bản mạnh mẽ hơn đó là Haswell để đảm bảo nhu cầu sử dụng các loại laptop giá rẻ nhưng hiệu năng máy vẫn đạt mức ổn định.
Các dòng chip Intel Celeron chính:
- Intel Celeron N3350
- Intel Celeron N3450
- Intel Celeron N3010
- Intel Celeron N3060
2.3 Chip CPU Intel Core
CPU Intel Core là dòng chip phổ biến nhất hiện nay. Dòng chip này đã trải qua 13 giai đoạn hình thành và phát triển và được chia ra nhiều dòng khác nhau theo sức mạnh.
Dòng chip CPU Intel Core:
Intel Core là dòng vi xử lý phổ biến hàng đầu hiện nay. Bộ vi xử lý này được phân loại theo các dòng i. Mỗi dòng sẽ có đặc điểm và sức mạnh khác nhau:
- Vi xử lý Intel Core i9: Đây là dòng chip cao cấp nhất với xung nhịp mạnh vượt trội. Dòng chip này đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. Xử lý mượt mà tác vụ nặng, đồ họa, chơi game chuyên nghiệp,… Tuy nhiên, mức chi phí của dòng chip Core i9 này rất cao.
- Vi xử lý Intel Core i7: Đây là dòng chip thường được sử dụng cho những dòng máy cao cấp. Dòng chip mang đến tốc độ xử lý nhanh chóng, thích hợp để chơi game và đồ họa chuyên nghiệp.
- Vi xử lý Intel Core i5: Đây là vi xử lý phổ biến nhất hiện nay. Chip có 4 nhân, 8 luồng, đáp ứng nhu cầu tầm trung.
- Vi xử lý Intel Core i3: Dòng chip này không còn phổ biến nhiều trên thị trường. Vi xử lý Core i3 chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất.
Dòng chip Intel core 2 duo:
Đây là dòng chip có nguồn gốc từ Core 2. Intel core 2 duo sử dụng nền tảng kiến trúc Core, tiết kiệm năng lượng đến 40%, hiệu suất cải thiện 40%, có 291 triệu bóng bán dẫn. Dòng chip này thường được sử dụng trong doanh nghiệp hay những người yêu điện toán tốc độ như game thủ chuyên nghiệp.
2.4 Chip CPU Intel Xeon
CPU Intel Xeon được ra đời năm 2013 và có độ phổ biến sau Intel Core. Dòng CPU này được thiết kế dành cho máy trạm hoặc server, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ưu điểm của dòng chip này là: độ bền cao, nhiều lõi, bộ nhớ đệm L3 cache cao ( đạt mức 15 ~ 30MB); công nghệ phân luồng và hỗ trợ RAM ECC, vận hành đồng thời nhiều CPU.
Xem thêm: So sánh xeon và core i
CPU Intel Xeon có thể mở rộng với hiệu suất cực khủng cho các tác vụ lưu trữ, tính toán, bảo mật, kết nối mạng,…
Các dòng CPU Intel Xeon chính:
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Platinum
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Gold
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Silver
- Bộ xử lý Intel® Xeon® Bronze
2.5 Chip CPU Intel Atom
Chip CPU Intel Atom là bộ xử lý dùng trí thông minh hiệu quả đến những không gian nhỏ hơn thuộc đường biên mạng. Được ra mắt năm 2008 với giá thành rẻ và tiết kiệm năng lượng, thường được trang bị trong các dòng máy tính bảng.
Các dòng chip CPU Intel Atom chính:
- Bộ xử lý chuỗi Intel Atom® C
- Bộ xử lý Intel Atom® dòng P
3. Giải mã ý nghĩa đặt tên và thông số của chip Intel
3.1 Cú pháp đọc tên chip Intel
Để hiểu rõ về dòng chip Intel là gì? Cách lựa chọn dòng chip phù hợp với nhu cầu thì bạn cần phải nắm được quy tắc đọc tên của nó. Tên CPU Intel thường được đặt theo quy tắc chung, cú pháp đọc tên như sau: Tên thương hiệu – Dòng chip – Số thứ tự thế hệ CPU – Số ký hiệu sản phẩm (SKU) – Hậu tố (Đặc tính sản phẩm).
Xem thêm: So sánh Intel gen 11th và AMD ryzen 4000 và Intel gen 10th
Ví dụ: Intel Core i9 – 10 900K
– Tên thương hiệu: Intel Core: Tên thương hiệu đi kèm theo dòng sản phẩm mà Intel sản xuất.
– Dòng chip: i9.
– Số thứ tự thế hệ CPU: 10: Dòng chip thế hệ 10, thế hệ càng cao nghĩa là bản nâng cấp càng cao.
– Số ký hiệu sản phẩm: 900: Biểu thị cho hiện năng sản phẩm khi so sánh cùng thế hệ. Có thể hiểu là chúng biểu thị xung nhịp của bộ vi xử lý.
– Hậu tố: K
Một số hậu tố phổ biến của dòng chip Intel:
3.2 Ý nghĩa các thông số liên quan
Ngoài tên của CPU, thì các dòng chip thường sẽ đi kèm một số thông tin khác.
Ví dụ: Intel ® core i5 4300U xung nhịp 1.90 GHz up to 2.90 GHz, Số lõi 2, Số luồng 4. Bộ nhớ đệm 3 MB Intel® Smart Cache.
Giải thích các thông số liên quan:
- Xung nhịp 1.90 GHz: tần số này mô tả số lần đóng và mở của một bóng bán dẫn, đơn vị gigahertz (GHz). 1.90 GHz là tần số cơ bản của CPU đó.
- Up to 2.90 GHz: Tần số tối đa một lõi khi có sử dụng công nghệ Intel® Turbo Boost.
- Bộ nhớ đệm 3MB Intel® Smart Cache: Đây là vùng bộ nhớ nhanh trên bộ xử lý. Giá trị càng cao thì tốc độ xử lý của CPU càng được tối ưu.
- Số lõi 2: Số bộ xử lý trung tâm độc lập.
- Số luồng 4: Đây là thuật ngữ phần mềm cho chuỗi các lệnh cơ bản được sắp xếp theo thứ tự có thể được chuyển qua hoặc xử lý bởi một lõi CPU duy nhất.
Chip Intel là gì? Các thông số của CPU Intel thể hiện điều gì? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. Nếu bạn không biết nên chọn laptop chạy dòng CPU Intel nào phù hợp với nhu cầu của mình thì hãy liên hệ với Máy Xấu Giá Cao để được tư vấn miễn phí:
- Địa chỉ: 78/15 Ba Vân, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
- Giờ làm việc: 8h30 -19h (Thứ 2 – Thứ 7), Chủ nhật: 9h30-17h
- Số điện thoại: 0838 191 191
- Email: mayxaugiacao@gmail.com