Khi lựa chọn chiếc laptop yêu thích, người dùng thường quan tâm đến rất nhiều yếu tố từ thương hiệu, giá cả đến tìm hiểu hiệu năng, linh kiện như cpu là gì, card đồ họa là gì ,… Trong số đó, màn hình cũng là một yếu tố khiến bạn phải băn khoăn khi có rất nhiều phân loại sản phẩm. Vậy nên ngay sau đây, Máy Xấu Giá Cao sẽ giới thiệu đến bạn các loại màn hình laptop thông dụng nhất trên thị trường và những ưu khuyết điểm của chúng.
1. Phân loại màn hình laptop theo công nghệ
1.1 Màn hình công nghệ LCD
Màn hình máy tính LCD là viết tắt của Liquid Crystal Display hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng. Đây là loại màn hình được cấu thành từ các điểm ảnh có chứa tinh thể lỏng bên trong. Vì vậy nó có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng từ đó làm thay đổi cường độ của ánh sáng truyền qua nhờ tác dụng của kính lọc phân cực.
Công nghệ màn hình LCD được sử dụng rất phổ biến trên nhiều thiết bị nhờ có giá thành rẻ cũng như chất lượng hiển thị sắc nét so với thế hệ màn hình CRT trước đây. Tuy nhiên loại màn hình này vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm và hiện đang dần bị thay thế bởi những công nghệ màn hình tiên tiến hơn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Được thiết kế ở dạng phẳng, rất mỏng và nhẹ Hình ảnh hiển thị sắc nét Tiết kiệm năng lượng, không hại mắt | Khả năng hiển thị ngoài trời chưa tốt, góc nhìn còn hạn chế Chất lượng màn hình bị giảm xuống sau một thời gian sử dụng |
1.2 Màn hình công nghệ IPS
Tấm nền ips laptop là viết tắt của In-Plane Switching. Đây là một biến thể của màn hình LCD nhưng có chất lượng hiển thị màu sắc tốt hơn cũng như góc nhìn rộng hơn và được ứng dụng phổ biến cho các thiết bị công nghệ cao cấp.
Điều mang đến sự khác biệt của màn hình IPS là cấu tạo lớp tinh thể lỏng được sắp xếp theo hàng ngang (In-Plane) song song với hai lớp kính phân cực ở trên và dưới thay vì nằm vuông góc như ở màn LCD thông thường. Nhờ vậy mà hình ảnh được hiển thị xuất sắc hơn và góc nhìn được mở rộng đến 178° mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Góc nhìn rộng 178° Hình ảnh có màu sắc chân thực và chính xác Màn hình có độ sáng và độ tương phản tốt phù hợp dùng kể cả ngoài trời | Dày hơn so với màn AMOLED Tiêu thụ nhiều điện năng hơn màn AMOLED |
1.3 Màn hình công nghệ OLED/AMOLED
OLED là từ viết tắt của Organic Light-Emitting Diode (nghĩa là đèn điốt phát quang hữu cơ). Đây là loại màn hình được cấu tạo gồm 1 tấm phim carbon ở bên trong panel của màn hình. Khi có dòng điện đi qua thì OLED sẽ tự phát sáng khác biệt với màn LCD phát sáng nhờ đèn nền của màn hình.
Màn hình OLED được phát triển và ứng dụng đầu tiên bởi ông lớn Samsung và gọi là AMOLED. Vì vậy bạn cũng có thể sử dụng tên gọi đó cho loại màn hình này. Hiện nay màn hình OLED/AMOLED được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, TV,…
Ưu điểm | Nhược điểm |
Chất lượng hình ảnh sắc nét, độ sáng tốt, tốc độ hiển thị mượt mà Góc nhìn màn hình rộng Tiết kiệm điện năng | Chi phí sản xuất cao Chất lượng màn hình vẫn có sự giảm sút theo thời gian |
Xem thêm: Độ phủ màu màn hình laptop color gamut là gì?
1.4 Màn hình công nghệ Retina
Màn hình công nghệ Retina thực chất là một loại màn hình IPS LCD được Apple cải tiến bằng cách nâng cao mật độ điểm ảnh (lớn hơn 230 ppi) đến mức mắt người không thể phân biệt được từng điểm ảnh nhỏ khi chỉ quan sát thông thường.
Chính vì vậy mà trải nghiệm người dùng khi sử dụng màn hình Retina rất tuyệt vời với hình ảnh sắc nét và màu sắc vô cùng chân thực. Hiện nay màn hình Retina được áp dụng trên hầu hết thiết bị của Apple như iPhone, iPad, Macbook,…
Ưu điểm | Nhược điểm |
Hình ảnh hiển thị vô cùng sống động, mượt mà với màu sắc đẹp chân thực và sắc nét Góc nhìn rộng, đảm bảo chất lượng trải nghiệm ở mọi góc độ | Màn hình khá dày Sử dụng lớp đèn nền nên khá tốn năng lượng Màn hình độc quyền của Apple nên chưa thích ứng tốt với nhiều ứng dụng công nghệ |
1.5 Màn hình công nghệ CCFL
CCFL là viết tắt của Cold Cathode Fluorescent Lamp. Đây cũng là một biến thể của màn LCD nhưng sử dụng đèn neon làm đèn nền thay cho đèn led. Vì vậy nó tiêu thụ khá nhiều điện năng khi hoạt động cũng như nhanh chóng bị nóng lên ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Do những hạn chế này nên màn CCFL hiện nay không còn được sử dụng trên các thiết bị nữa.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Giá thành rẻ | Sử dụng nhiều điện năng, nhanh bị nóng Độ bền không cao Hình ảnh hiển thị không sắc nét và mượt mà như các loại màn hình khác |
1.6 Màn hình công nghệ TN
Màn hình TN (viết tắt của Twisted Nematic) là một loại màn hình cấu trúc tinh thể được sử dụng cách đây rất lâu trên thị trường. Màn TN từng rất phổ biến và thường được ứng dụng trên các dòng máy tính, TV phân khúc thấp. Điểm mạnh đáng chú ý của loại màn hình này là tốc độ phản hồi rất nhanh hơn cả màn IPS. Vì vậy nó rất phù hợp để trang bị trên các laptop gaming.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Chi phí rẻÍt sử dụng năng lượng Tốc độ phản hồi nhanh chóng Tần số quét cao có thể lên đến 240Hz | Góc nhìn hạn chế, chỉ hiển thị tốt nhất ở góc nhìn thẳng |
Xem thêm: Thunderbolt 3 là gì?
Bảng so sánh tổng hợp các công nghệ màn hình laptop hiện nay:
2. Phân loại màn hình laptop theo độ phân giải
- Màn hình laptop tỷ lệ 16:9
Đa số laptop trên thị trường sử dụng màn hình theo tỷ lệ 16:9 với 3 độ phân giải phổ biến gồm: HD (1367 x 768), HD (1600 x 900) và FHD (1920 x 1080). Ngoài ra còn những màn hình cao cấp hơn với độ phân giải 2K (2560×1440) và 4K (3840×2160).
Xem thêm: USB type c là gì? Đặc điểm nổi bật
- Màn hình laptop tỷ lệ 16:10
Đây là loại màn hình thường thấy ở các sản phẩm Macbook của Apple. Đối với dòng Macbook Pro có hai độ phân giải là 2560×1600 với máy 13.3″ và 2560×1600 với máy 15.4″. Với dòng Macbook Air, độ phân giải sẽ là 1367 x 768 và 1440×900.
3. Phân loại màn hình laptop theo chất liệu
3.1 Màn hình laptop dạng gương
Màn hình dạng gương được sử dụng khá phổ biến trên các mẫu laptop nhờ những ưu điểm như mang lại chất lượng hiển thị sắc nét, độ tương phản lớn và màu sắc sống động hơn. Tuy nhiên khuyết điểm của nó là dễ bị phản xạ ánh sáng, nhất là trong điều kiện có ánh sáng trực tiếp chiếu vào gây khó chịu cho người dùng.
Xem thêm: Ram là bộ nhớ gì của laptop?
3.2 Màn hình laptop dạng nhám
Đây là loại màn hình được phủ một lớp nhám trên bề mặt có tác dụng chống chói, chống đổ bóng khi ánh sáng chiếu vào phù hợp với nhu cầu làm việc ngoài trời hay nơi có nhiều bóng điện. Hạn chế của nó là chất lượng hiển thị hình ảnh sẽ không sắc sảo và đẹp được như màn hình gương.
Xem thêm: Ổ ssd là gì? Tại sao lại dùng SSD thay cho HDD
Như vậy Máy Xấu Giá Cao đã giới thiệu đến bạn các loại màn hình laptop phổ biến hiện nay. Từ những thông tin trên bạn có thể dựa vào đặc điểm của mỗi loại màn hình để chọn ra cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Nếu bạn vẫn còn đau đầu vì có quá nhiều lựa chọn thì hãy đến ngay cửa hàng Máy Xấu Giá Cao để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn hỗ trợ nhiệt tình cho bạn lựa chọn được chiếc laptop có loại màn hình phù hợp với chi phí phải chăng nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: 78/15 Ba Vân, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
- Giờ làm việc: 8h30 -19h (Thứ 2 – Thứ 7), Chủ nhật: 9h30-17h
- Số điện thoại: 0838 191 191
- Email: mayxaugiacao@gmail.com